Mẹo giảm đau dạ dày “cấp tốc” ngay tại nhà
Những cơn đau dạ dày âm ỉ, ngầm ngầm cả ngày hay những cơn đau quặn về đêm khiến bạn mặt mũi nhăn nhó, mất ăn mất ngủ. Thay vì ôm bụng chịu đựng hay lạm dụng thuốc giảm đau, hãy áp dụng ngay những phương pháp giảm đau dạ dày “cấp tốc” dưới đây.
1. Bánh mỳ, bánh quy ngọt
Người đau dạ dày nên dự trữ một ít bánh mỳ (không nhân) trong nhà. Khi cảm thấy quá đau, bạn có thể ăn một ít bánh mỳ. Bánh mỳ giúp thấm hút bớt dịch vị dư thừa trong dạ dày, có thể giảm được cơn đau.
Tương tự như bánh mỳ, bánh quy cũng có độ xốp, có thể giúp thấm hút bớt dịch vị dư thừa trong dạ dày. Tuy nhiên, bánh quy mặn có thể khiến cơn đau dạ dày tăng lên nên bạn hãy chọn loại bánh quy ngọt.
2. Một ly sữa ấm nhỏ
Tác dụng giảm cơn đau dạ dày của sữa đã được biết rộng rãi. Tuy nhiên, các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng nếu dùng quá nhiều, sữa kích thích tiết acid làm tăng nặng tình trạng đau dạ dày (bao tử). Vì vậy, bạn chỉ nên dùng sữa khi cảm thấy quá đau và không nên sử dụng nhiều.
3. Trà gừng
Chuẩn bị: Lấy 10g gừng gọt vỏ, xắt thành hạt lựu nhỏ. Sau đó cho gừng vào 1 ly nước sôi đậy miệng kín lại khoảng 15 phút là có thể dùng.
Trà gừng giúp giảm tình trạng viêm dạ dày, có thể xoa dịu các cơn đau. Nhưng nếu dạ dày bạn đang có những vết loét, cảm thấy đau, nóng rát nhiều thì không nên dùng trà gừng vì có thể kích ứng niêm mạc dạ dày làm tăng các cơn đau.
4. Trà hoa cúc
Chuẩn bị: 10g hoa cúc khô và 30 ml mật ong. Cho hoa cúc vào ấm và tráng qua một lần với nước sôi. Sau đó, thêm 1 lượng nước vừa đủ vào hãm trà 10-15 phút. Cuối cùng, chỉ việc gạn lấy nước trà pha chung với mật ong nhâm nhi rồi nuốt từ từ.
Trà hoa cúc không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, chống co thắt các cơ ở dạ dày.
5. Nước muối ấm pha loãng
Chuẩn bị: Cho một ít muối hột vào cốc nước ấm, pha loãng ra. Uống từng ngụm nhỏ, không nên uống quá nhanh và quá nhiều. Nước muối ấm pha loãng giúp giảm bớt những cơn co thắt dạ dày, từ đó giúp giảm đau.
6. Uống nước ion kiềm
Chuẩn bị: Bạn có thể mua nước ion kiềm đóng chai hoặc sắm ngay cho gia đình mình máy lọc nước ion kiềm tươi.
Nước ion kiềm có tình kiềm cao, đem lại tác dụng trung hòa acid, đặc biệt là acid dịch vị. Vì vậy, những người bị đau bao tử nên đem theo nước ion kiềm để khi tình trạng acid tăng cao thì uống ngay để trung hòa.
Uống nước ion kiềm thường xuyên còn giúp cho môi trường bao tử sẽ giảm bớt nồng độ acid đậm đặc (Là môi trường phát triển của vi khuẩn HP)
XEM THÊM:
- 8 lợi ích của nước ion kiềm đối với sức khỏe
- Máy lọc nước ion kiềm hỗ trợ bệnh mãn tính – Hàng triệu người tin dùng
7. Chườm nóng
Chuẩn bị: Rót nước nóng vào vỏ một chai nước hoặc đổ nước nóng vào túi chườm, dùng gạch nướng nóng để chườm bụng mỗi khi đau dạ dày (bao tử).
Sức nóng sẽ giúp tăng lưu thông máu, giảm co bóp, làm dịu bớt cơn đau. Đồng thời bạn cũng nên giữ ấm cho các bộ phận khác trong cơ thể như chân, cổ, tránh nhiễm lạnh.
8. Xoa bụng
Cách làm: Đặt một hoặc cả hai bàn tay lên bụng và xoa theo chiều kim đồng hồ. Xoa nhẹ nhàng cho đến khi có cảm giác bụng ấm lên, cơn đau sẽ được làm dịu đi.
Xoa bụng sẽ làm tăng lưu lượng máu đến cơ quan tiêu hóa, nhất là dạ dày. Từ đó sẽ giúp tăng hiệu quả làm việc của hệ tiêu hóa và giảm cơn đau dạ dày (bao tử).
Một vài lưu ý:
– Tránh sử dụng các loại đồ ăn bơ sữa trong một vài ngày bởi trong đó có các vi sinh vật không có lợi cho dạ dày.
– Tránh đồ ăn cay, có mỡ hoặc đồ ăn ngọt. Thay vào đó ăn nhiều rau, củ, quả để làm dịu cơn đau.
Bình luận